Thuế kinh doanh nhà trọ 2025 phải đóng những loại nào?

Thuế kinh doanh nhà trọ 2025 phải đóng những loại nào?

Kinh doanh nhà trọ là hình thức đầu tư phổ biến và mang lại lợi nhuận ổn định, đặc biệt tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn không biết thuế kinh doanh nhà trọ phải đóng những loại nào và thủ tục ra sao. Trong bài viết dưới đây, Trọ mới sẽ giúp bạn nắm rõ thuế kinh doanh nhà trọ cần đóng trong năm 2025, cách tính thuế cũng như hướng dẫn khai báo và nộp thuế một cách đầy đủ, chính xác theo quy định pháp luật.

1. Kinh doanh nhà trọ có phải đóng thuế không?

Kinh doanh nhà trọ là một mô hình cho thuê nhà, thuê phòng, thuê căn hộ… cho những ai có nhu cầu tìm kiếm chỗ ở. Đây là hoạt động mà người cho thuê có thể tận dụng không gian không dùng đến trong nhà để tạo ra nguồn thu nhập mới, vừa có tính ổn định vừa giúp người đi thuê có chỗ ở trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn.

Vậy thì kinh doanh phòng trọ có đóng thuế không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi có ý định mở mô hình cho thuê này. Theo quy định hiện hành của pháp luật, các hộ kinh doanh cá nhân cho thuê nhà trọ với doanh thu dưới 100 triệu/năm thì không cần kê khai đóng thuế. Nếu doanh thu hàng năm trên 100 triệu thì hộ kinh doanh đó có nghĩa vụ phải kê khai và nộp các loại thuế như: thuế môn bài, GTGT (thuế giá trị gia tăng), TNCN (thuế thu nhập cá nhân).

kinh doanh nhà trọ có phải đóng thuế khôngDoanh thu trên 100 triệu/năm phải kê khai và đóng thuế

Thuế kinh doanh nhà trọ là một phần trách nhiệm mà các cá nhân và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cho thuê nhà đều cần thực hiện nghiêm túc. Nắm rõ những quy định nộp thuế sẽ giúp bạn yên tâm vận hành mô hình kinh doanh của mình, đồng thời còn góp phần vào việc xây dựng thị trường cho thuê nhà minh bạch và phát triển một cách bền vững.

2. Ai là người nộp thuế kinh doanh phòng trọ?

Theo quy định của Tổng cục Thuế thì các cá nhân, hộ gia đình tổ chức cho thuê/kinh doanh nhà, phòng trọ (căn hộ, nhà nguyên căn, nhà ở kết hợp văn phòng…) có trách nhiệm kê khai thuế và trực tiếp nộp thuế. Trong trường hợp nếu trong hợp đồng có điều khoản quy định về việc người thuê là cá nhân chịu trách nhiệm đóng thuế thì sẽ phải thực hiện đúng theo quy định hợp đồng đã ký kết.

>> Có thể bạn quan tâm:

3. Cách tính thuế kinh doanh nhà trọ

Sau khi đã xác định được mình có phải là đối tượng phải đóng thuế kinh doanh nhà trọ không, nếu bạn thuộc đối tượng đóng thuế thì theo quy định sẽ phải nộp ba loại thuế chính sau:

Thuế môn bài

  • Cá nhân cho thuê nhà có doanh thu trên 500 triệu/năm: thuế môn bài là 1 triệu đồng

  • Cá nhân cho thuê nhà có doanh thu trên 300 triệu/năm: thuế môn bài là 500.000VNĐ

  • Cá nhân cho thuê nhà có doanh thu từ 100 triệu đến 300 triệu/năm: thuế môn bài là 300.000VNĐ

  • Mức doanh thu của bạn sẽ là căn cứ để xác định mức thuế môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình được thực hiện theo sự hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT)

  • Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, các cá nhân cho thuê nhà có doanh thu từ 100 triệu trong năm dương lịch sẽ phải đóng thuế giá trị gia tăng.

  • Thuế GTGT được tính theo từng tháng. Áp dụng tỷ lệ 5% trên doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà trọ.

Ví dụ: Doanh thu cho thuê là 20 triệu/tháng -> 240 triệu/năm thì thuế GTGT được tính như sau: 240 triệu x 5% = 12 triệu/năm

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Theo quy định, các chủ kinh doanh nhà trọ có doanh thu từ 100 triệu trở lên thì ngoài nộp những loại thuế như môn bài và giá trị gia tăng (GTGT) còn phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Thuế TNCN áp dụng tỷ lệ 5% trên doanh thu, tương tự như thuế GTGT.

Ví dụ: TNCN = 240 triệu x 5% = 12 triệu/năm. Như vậy thì tổng thuế kinh doanh phòng trọ cần đóng là:

Tổng thuế = Thuế môn bài + Thuế GTGT + Thuế TNCN

=> Với ví dụ doanh thu 240 triệu/năm:

Tổng thuế phải nộp = 1.000.000 (môn bài) + 12.000.000 (GTGT) + 12.000.000 (TNCN) = 25.000.000 VNĐ/năm

>> Xem thêm: Bao nhiêu phòng trọ thì phải đăng ký kinh doanh

kinh doanh nhà trọ đóng thuế gì

Nếu chủ trọ thuộc đối tượng đóng thuế thì theo quy định sẽ phải nộp ba loại thuế chính

4. Cách làm hồ sơ khai thuế và đóng thuế kinh doanh nhà trọ

Sau khi xác định được mình có thuộc đối tượng phải đóng thuế kinh doanh nhà trọ hay không, nếu thuộc diện đóng thuế thì người cho thuê cần thực hiện kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của Nhà nước. Chủ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ khai báo thuế, bao gồm:

  • Bản chụp hoặc bản scan hợp đồng cho thuê nhà trọ

  • Tờ khai theo mẫu số 01/CNKD được ban hành và đi kèm theo thông tư

  • Trường hợp có sự thay đổi người thuê nhà trọ trong thời gian tính thuế, cần có bản chụp hoặc bản scan giấy tờ thanh lý hợp đồng

  • Nếu kinh doanh theo hình thức hợp tác và uỷ quyền cho tổ chức khai thuế và nộp thuế thay mình, tổ chức này sẽ thực hiện kê khai thuế dựa trên tờ khai mẫu số 01/CNKD và phụ lục mẫu số 01-1/BK-CNKD được ban hành. Đối với lần khai thuế đầu tiên, cần có bản chụp hợp đồng hợp tác kinh doanh để làm căn cứ.

Sau đó, bạn có thể nộp hồ sơ tại Chi cục Thuế nơi có bất động sản cho thuê hoặc khai và nộp trực tiếp qua Cổng thông tin của Tổng cục Thuế nếu có tài khoản thuế điện tử.

Lưu ý thuế môn bài nộp chậm nhất ngày 30/1 hàng năm hoặc 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh. Thuế GTGT và TNCN nộp theo quý hoặc năm, tuỳ thuộc vào hình thức đăng ký.

thuế kinh doanh phòng trọTờ khai thuế GTGT kinh doanh nhà trọ đầy đủ thông tin chi tiết

Trong bài viết này, Trọ mới đã giải đáp những thắc mắc về thuế kinh doanh nhà trọ như ai là người nộp thuế, cách tính thuế, làm hồ sơ kê khai thuế. Hy vọng qua bài viết này, chủ trọ có thể nắm được các thông tin quan trọng về thuế trong quá trình cho thuê trọ.

>> Các bài viết liên quan: